Quanh cái “nhân vật chính” là nhà thờ Đức Bà, một xã hội Paris thời Trung cổ đã được tái hiện với tất cả những gì rạng rỡ nhất và suy đồi nhất của nó, không bỏ sót tầng lớp nào từ vua chúa đến thường dân và cả những kẻ dưới đáy xã hội.
Trên nền “Lễ hội của những kẻ điên”, bánh xe số phận đã xoay vần, để các cuộc gặp gỡ định mệnh xảy đến giữa cô vũ nữ Esmeralda xinh đẹp và những người ái mộ nàng. Người mãnh liệt hết mình, kẻ qua quýt vờn quanh, người sẵn sàng hy sinh, kẻ không từ thủ đoạn – họ yêu theo nhiều cách khác biệt và “đã hại lẫn nhau vì trò đùa bí ẩn của định mệnh”.
Nhà thờ Đức Bà Paris (tặng kèm 02 postcards)
Trong trò chơi đuổi bắt trớ trêu mà ai cũng mải mê chạy theo cái bóng của ái tình, từng nhân vật đã bộc lộ ra những phẩm chất giấu kín bên trong họ, với những giằng xé hết sức con người mà ta chẳng bao giờ hiểu được nếu chỉ nhìn vào bề nổi của câu chuyện mang hơi hướm “người đẹp và quái vật” này.
- Tác giả: Victor Hugo
- Dịch giả: Mai Vũ Minh Khoa
- Kích thước: 18,5 x 26,5 cm
- Số trang: 700
- Hình thức bìa: Bìa cứng, có bìa áo.
- Trọng lượng: 900 gr
- Mã sản phẩm: 8936203361698
- Mã ISBN: 978-604-349-710-6
Nhân dịp kỷ niệm 220 năm ngày sinh đại văn hào Victor Hugo, Đông A trân trọng giới thiệu ấn bản mới của Nhà thờ Đức Bà Paris. Đây là bản dịch hoàn toàn mới và đầy đủ từ nguyên tác tiếng Pháp, có thêm phần Phụ lục chứa đựng nhiều thông tin bên lề thú vị về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cùng hơn 200 minh họa tuyệt đẹp từ bản in năm 1884 tại Paris.
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Victor Hugo (1802 – 1885) là tượng đài văn học Pháp thế kỷ XIX, đa tài trên nhiều lĩnh vực từ thơ, kịch nghệ đến tiểu thuyết. Tài hoa của ông hiển lộ từ sớm, ở độ mười bốn đã bắt đầu làm thơ và đến năm hai mươi đã có tên tuổi trên văn đàn nước Pháp.
Với ngòi bút sắc sảo, ông luôn tích cực đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp bị áp bức, qua những tác phẩm tiêu biểu như Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), Những người khốn khổ (1862)… Ông còn tham gia vào chính trị và luôn giữ lập trường bênh vực những người dân nghèo, đến nỗi rơi vào hoàn cảnh phải sống lưu vong nhiều năm ở nước ngoài, đến độ tuổi “thất thập cổ lai hy” mới được quay về Pháp.
Năm 1885, Victor Hugo qua đời vì sung huyết phổi, di hài được đưa vào điện Panthéon, khép lại một cuộc đời thăng trầm của cây bút đã góp phần định hình nên nền văn học Pháp và thế giới.
MỘT SỐ NHẬN XÉT:
“Cuốn sách không có tham vọng lịch sử gì, có chăng chỉ là phác họa lại các phong tục tập quán, tín ngưỡng, luật lệ, nghệ thuật, văn hóa của thế kỷ XV, với một chút khoa học và ý thức, nhưng chỉ dừng ở mức bao quát và thoáng qua. Vả chăng, đó không phải là điều quan trọng của cuốn sách. Nếu nó có một giá trị, thì chính bởi nó là một tác phẩm của trí tưởng tượng, ngẫu hứng và kỳ ảo.” – Victor Hugo
“Nhà thờ Đức Bà Paris là một quyển sách khủng khiếp và mạnh mẽ. Đây là nơi mà cảm hứng, thiên tài, sự táo bạo, sự điềm tĩnh vững vàng và ý chí kiên cường của tác giả lan tỏa với tất cả sức mạnh. Chính cuốn sách này đây là một trang tuyệt vời rứt ra từ lịch sử của chúng ta, và chói lọi rạng rỡ vô cùng trong sự nghiệp văn chương của tác giả.” – Jules Janin
“Ông lấy ngôi nhà thờ Paris làm trọng tâm cho tác phẩm của mình, và quanh ngôi đền Kitô giáo đó, ông đã tập hợp lại mọi hình tượng của đời sống quốc gia dân tộc. Phœbus, Gringoire, Claude Frollo, Quasimodo là những vai truyện được suy ngẫm từ lâu, là những nhân vật đã đúc kết lại, một cách rất thi vị, những thân phận nhân sinh và tập quán của xã hội Pháp ở thế kỷ XV.” – Gustave Planche
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.